Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia

Trang khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng (khóa 30/500)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Wikipedia là một bách khoa toàn thư trực tuyến, cùng với nó là một cộng đồng trực tuyến gồm những người quan tâm đến việc xây dựng một bách khoa toàn thư có chất lượng cao trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Do vậy, có những thứ chắc chắn không phải là Wikipedia.

Kiểu cách và định dạng

Wikipedia không phải là bách khoa toàn thư in trên giấy

Wikipedia không phải là bách khoa toàn thư viết trên giấy; không có giới hạn thực sự nào cho số lượng chủ đề mà Wikipedia có thể bao phủ, cũng không giới hạn về lượng nội dung chứa đựng, ngoài việc chúng cần phải kiểm chứng được cùng những điểm được ghi tại trang này. Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng giữa những gì có thể làm được về mặt kỹ thuật, và những gì thực sự cần làm, điều đó sẽ được nói đến trong mục Nội dung phía dưới.

Quy định này không phải là tiêu chuẩn đưa vào duy nhất: bài viết vẫn phải tuân theo các quy định về nội dung tương ứng, cụ thể là những quy định trong năm cột trụ.

Giữ bài viết có độ lớn vừa phải là một điều quan trọng giúp Wikipedia dễ truy cập, đặc biệt khi người đọc kết nối bằng quay số hoặc trình duyệt di động vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian tải trang về (xem Wikipedia:Độ lớn bài viết). Sau khi kết thúc một vấn đề, tách bài viết thành các bài viết rời nhau và để lại một tóm tắt vừa phải là một cách phát triển chủ đề rất tự nhiên (xem Wikipedia:Cách thức tóm tắt). Một số chủ đề được các bách khoa toàn thư in trên giấy đề cập một cách ngắn gọn, trong những bài viết không bao giờ thay đổi; tuy nhiên, vì Wikipedia không cần đến giấy, chúng ta có thể đưa vào nhiều thông tin hơn, cung cấp thêm các liên kết ngoài, cập nhật chúng nhanh chóng hơn, và nhiều điều khác nữa.

Nội dung

Wikipedia không phải là một bộ sưu tập các thông tin một cách bừa bãi; một điều gì đó là đúng hoặc hữu ích không phải mặc nhiên được xem là phù hợp để đưa vào một bách khoa toàn thư. Mặc dù vẫn còn những tranh cãi về tính xứng đáng bách khoa của một vài loại bài viết, cộng đồng đã đồng thuận rằng những điều dưới đây là những ví dụ điển hình về những gì không phải là Wikipedia. Những ví dụ được dẫn ra tại mỗi đề mục không phải là toàn bộ những gì muốn nói đến.

Wikipedia không phải là từ điển

Wikipedia không phải là từ điển, một cẩm nang hướng dẫn sử dụng, hoặc một hướng dẫn toàn thuật ngữ. Bài viết trên Wikipedia không phải là:

  1. Định nghĩa. Mặc dù bài viết nên bắt đầu bằng một định nghĩa hoàn chỉnh và mô tả cho một chủ đề, chúng cũng phải cung cấp những loại thông tin khác về chủ đề. Bài viết chẳng có gì ngoài một định nghĩa cần được mở rộng với những nội dung bổ sung mang tính bách khoa, nếu được.
  2. Mục từ trong từ điển. Những bài viết là để nói về một người, hoặc một dân tộc, một khái niệm, một địa danh, một sự kiện, một vật gì đó, v.v. Đôi khi, một từ hoặc một cụm từ bản thân nó có thể là một chủ đề mang tính bách khoa, như Macedonia (thuật ngữ) hoặc cứu net, nhưng những bài viết bách khoa toàn thư hiếm khi chỉ chứa nhiều định nghĩa rời rạc hoặc cách sử dụng một thuật ngữ. Bài viết về độ nổi bật về mặt văn hóa hoặc toán học của con số riêng lẻ cũng có thể chấp nhận được.
    Để xem một wiki có chức năng từ điển, mời xem dự án Wiktionary. Các định nghĩa mang tính từ điển nên được chuyển sang đó.
  3. Hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn dùng từ lóng, châm ngôn. Những bài viết mang tính miêu tả các ngôn ngữ, phương ngữ, hoặc các loại tiếng lóng là cần thiết. Còn những hướng dẫn có tính định hướng cho người nói những ngôn ngữ đó thì không. Xem "Wikipedia không phải là cẩm nang, sách hướng dẫn hoặc sách giáo khoa" ở dưới để biết thêm thông tin.
    Để xem một wiki có chức năng là tập hợp các sách hướng dẫn, mời xem dự án Wikibooks. Những hướng dẫn có tính định hướng cho những người nói một ngôn ngữ nên được chuyển sang đó. Các ngoại lệ gồm có những thuật ngữ có những tranh luận mang tính bách khoa liên quan đến chúng, như Macedonia (thuật ngữ): Việc sử dụng "Macedonia" làm tên quốc gia bị Hy Lạp tranh chấp, vì Hy Lạp dùng tên đó để chỉ một khu vực, và sự tranh cãi này được nhiều nguồn có uy tín nhắc đến.

Wikipedia không phải là nhà xuất bản những ý tưởng chưa công bố

Wikipedia không phải là nơi để đăng những ý tưởng mới của chính bạn rồi phân tích nó hoặc đăng những thông tin mới chưa từng được đăng tải trước đây. Theo quy định của chúng tôi về nghiên cứu chưa công bố, xin đừng dùng Wikipedia cho điều sau:

  1. Nghiên cứu sơ cấp (nguyên thủy) như đề xuất các thuyết mới hoặc giải pháp mới, các ý tưởng nguyên thủy, định nghĩa các thuật ngữ, định nghĩa một từ mới, v.v. Nếu bạn đã thực hiện nghiên cứu sơ cấp về một chủ đề, hãy đăng kết quả của bạn tại những nơi khác như tạp chí chuyên ngành được bình duyệt, các dạng bản in khác, hoặc các trang trực tuyến đáng kính trọng, và Wikipedia sẽ bàn đến công trình của bạn khi nó đã trở thành một kiến thức được mọi người chấp nhận. Các chú thích từ những nguồn đáng tin cậy là cần thiết để chứng minh rằng thông tin là kiểm chứng được, chứ không chỉ là ý kiến của người viết.
  2. Phát minh nguyên thủy. Nếu bạn hoặc một người bạn của bạn đã phát minh ra từ frindle, một trò chơi uống bia, hoặc một kiểu nhảy mới, nó không đủ nổi bật để trở thành một nội dung được bài viết Wikipedia đề cập đến cho đến khi có nhiều nguồn thứ cấp độc lập, đáng tin cậy nói đến nó. Wikipedia không phải là những điều được sáng tạo ra chỉ trong một ngày.
  3. Bài bình luận cá nhân nói lên cảm nghĩ của bạn về một chủ đề nào đó (chứ không phải là sự đồng thuận từ các chuyên gia). Wikipedia được hướng tới là tập hợp kiến thức của nhân loại. Nó không phải là phương tiện để biến những ý kiến cá nhân trở thành một phần của kiến thức nhân loại. Trong một số tình huống đặc biệt khi ý kiến của một cá nhân là đủ quan trọng để được bàn đến, tốt hơn là hãy để người khác viết về nó. Các bài bình luận cá nhân về những chủ đề liên quan đến Wikipedia rất được hoan nghênh trong không gian trang thành viên của bạn hoặc trên Meta-wiki. Có một trang sao chép Wikipedia tại Wikinfo khuyến khích ý kiến cá nhân về các bài viết.
  4. Diễn đàn thảo luận. Xin hãy cố gắng duy trì mục tiêu tạo ra một bách khoa toàn thư. Bạn có thể tán gẫu với bạn bè về các chủ đề liên quan đến Wikipedia trên trang thảo luận thành viên của họ, và nên giải quyết các vấn đề với bài viết tại trang các trang thảo luận của bài viết tương ứng, nhưng xin đừng đưa bàn luận vào bài viết. Ngoài ra, cần ghi nhớ là các trang thảo luận tồn tại với mục đích để thảo luận cách cải thiện bài viết; chúng không phải chỉ đơn thuần là những trang thảo luận thông thường về chủ đề trong bài viết, cũng không phải là bàn trợ giúp để tìm kiếm chỉ dẫn hoặc trợ giúp kỹ thuật. Nếu bạn muốn đặt một câu hỏi cụ thể về chủ đề, Wikipedia có một Bàn tham khảo, và các câu hỏi nên được đặt ở đó chứ không phải ở các trang thảo luận. Những thành viên Wikipedia muốn bàn luận bình thường với những thành viên Wikipedia khác có thể sử dụng kênh IRC, như #wikipedia. Chú ý rằng đây là một kênh IRC, chứ không phải một bảng thông báo. Hiện cũng có một số dự án đang được khởi động để sử dụng wiki làm nơi thảo luận và tranh luận.
  5. Báo chí. Wikipedia không nên đăng các thông tin thời sự mắt thấy tai nghe về những câu chuyện nóng hổi. Wikipedia không phải là nguồn sơ cấp. Tuy nhiên, dự án lân cận Wikinews thực hiện nhiệm vụ đó, và thực sự dùng để làm một nguồn sơ cấp. Wikipedia thực sự có nhiều bài viết bách khoa về những chủ đề nổi bật về lịch sử hiện đang là thời sự, và có thể được cập nhật bằng những thông tin kiểm chứng được.

Wikipedia không phải là nơi diễn thuyết

Wikipedia không phải là bục diễn thuyết, một chiến trường, hoặc một phương tiện để tuyên truyền và quảng cáo. Điều này áp dụng cho toàn bộ bài viết, thể loại, tiêu bản, các thảo luận tại trang thảo luận, và cả trang thành viên. Do đó, nội dung tại Wikipedia không phải là:

  1. Tài liệu tuyên truyền, bào chữa, hoặc tuyển dụng cho bất kỳ thứ gì, thương mại, chính trị, niềm tin, hay thứ gì khác. Tất nhiên, một bài viết có thể đề cập một cách trung lập về những thứ như vậy, miễn là đã cố gắng mô tả chủ đề từ một quan điểm trung lập. Bạn có thể muốn bắt tay làm một blog hoặc vào thăm diễn đàn nếu bạn muốn thuyết phục người khác ủng hộ cho quan điểm của bạn[1].
  2. Mục ý kiến/quan điểm. Mặc dù một số chủ đề, cụ thể là những chủ đề liên quan đến các áp-phe hiện nay và chính trị, có thể làm khơi dậy cảm xúc và khiến người ta muốn "leo lên bục diễn thuyết" (tức là khiến người ta muốn bày tỏ quan điểm của mình), Wikipedia lại không phải là phương tiện để làm điều đó. Bài viết phải được cân đối để đặt các đề mục, đặc biệt là đối với các sự kiện đang diễn ra, theo một phối cảnh hợp lý, và thể hiện một quan điểm trung lập. Hơn nữa, những tác giả trên Wikipedia nên cố gắng viết những bài sẽ không trở nên lạc hậu quá nhanh. Tuy nhiên, một dự án lân cận của Wikipedia là Wikinews cho phép mục bình luận trên bài viết của nó.
  3. Buôn chuyện scandal hoặc ngồi lê đôi mách. Những bài viết về những người đang còn sống bắt buộc phải thỏa mãn những tiêu chuẩn cao một cách đặc biệt, vì chúng có thể bôi nhọ hoặc vi phạm quyền riêng tư của đối tượng. Bài viết không nên chỉ viết nhằm để tấn công vào sự nổi tiếng của người khác.
  4. Tự quảng bá. Việc viết về bản thân mình hoặc các dự án mà mình có tham gia sâu với tư cách cá nhân là điều rất cám dỗ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các tiêu chuẩn cho bài viết bách khoa áp dụng cho những trang như vậy cũng giống như các trang khác, bao gồm đòi hỏi phải duy trì một thái độ trung lập, là điều rất khó khi viết về bản thân hoặc các dự án gần gũi với mình. Việc tạo ra những liên kết và tham khảo quá nhiều trong những bài viết về tiểu sử là không chấp nhận được. Xem Wikipedia:Tự truyện, Wikipedia:Độ nổi bậtWikipedia:Mâu thuẫn lợi ích.
  5. Quảng cáo. Những bài viết về công ty và sản phẩm được viết theo một quan điểm khách quan và không thiên lệch. Chủ đề bài viết phải kiểm chứng được từ bên thứ ba, vì vậy những bài viết về những "ga-ra ô tô" rất nhỏ hoặc những công ty địa phương thường không được chấp nhận. Các liên kết ngoài đến các tổ chức thương mại sẽ chấp nhận được nếu chúng nói phần lớn về công ty hiện đang được đề cập trong đề. Wikipedia không tán thành tổ chức nào cũng như không thực hiện chương trình hội viên nào. Xem thêm Wikipedia:Độ nổi bật (tổ chức và công ty) để có những hướng dẫn về độ nổi bật của công ty. Những ai muốn quảng bá cho phong trào hay sự kiện, hoặc đưa ra thông cáo báo chí, dù là phi lợi nhuận, cũng nên sử dụng một diễn đàn khác thay cho Wikipedia.

Những thông điệp nêu lên ý kiến cá nhân về các quy định và hướng dẫn của Wikipedia không mang tính phá hoại có thể đặt tại trang thành viên, vì chúng phù hợp với hoạt động hiện tại và tương lại của dự án.

Wikipedia không phải là bản sao nội dung hay kho tàng các liên kết, hình ảnh hoặc phương tiện

Wikipedia không phải là một bản sao nội dung, cũng không phải là một kho các liên kết, hình ảnh hoặc tập tin phương tiện[2]. Các bài viết Wikipedia không phải là:

  1. Bộ sưu tập các liên kết ngoài hoặc thư viện Internet đơn thuần. Không có gì là sai khi thêm một hoặc vài liên kết hữu ích thích hợp với nội dung vào bài viết; tuy nhiên, những danh sách quá dài sẽ làm cho bài viết có vẻ ngắn đi và làm sai lệch mục đích của Wikipedia. Ví dụ, với những bài viết về chủ đề có nhiều trang người hâm mộ, đưa vào một liên kết đến một trang người hâm mộ lớn là đủ. Xem Wikipedia:Liên kết ngoài để có thêm hướng dẫn.
  2. Bộ sưu tập các liên kết trong đơn thuần, ngoại trừ đối với các trang trang định hướng khi một tựa đề trang có thể có nhiều nghĩa, và đối với các danh sách có mặt trong cách tổ chức và duyệt qua bài viết; đối với dạng này, xin hãy thực hiện theo chỉ dẫn tại Wikipedia:Danh sách (danh sách đứng riêng)#Các tiêu chí dẫn đầu và lựa chọn.
  3. Đơn thuần là bộ sưu tập các tài liệu phạm vi công cộng hoặc các nguồn khác như toàn bộ cuốn sách hoặc toàn bộ đoạn mã nguồn, các tài liệu lịch sử gốc, bức thư, văn bản luật, bản công bố, và các tài liệu nguồn khác chỉ hữu dụng khi được giới thiệu theo lối nguyên thủy không được sửa chữa. Những bản sao hoàn chỉnh của các nguồn sơ cấp nên chuyển đến Wikisource, chứ không phải Wikipedia. Không có gì là sai khi sử dụng tài nguyên phạm vi công cộng như Bách khoa toàn thư Britannica 1911 để thêm nội dung vào bài viết. Xem thêm Wikipedia:Đừng chép toàn bộ nội dung của nguồn sơ cấp.
  4. Đơn thuần là bộ sưu tập tập tin hình ảnh hoặc phương tiện mà không có văn bản đi kèm trong bài viết. Nếu bạn muốn trình bày một hình ảnh, xin hãy đưa ra một ngữ cảnh mang tính bách khoa, hoặc nghĩ tới việc thêm nó vào Wikimedia Commons. Nếu một bức ảnh đến từ nguồn phạm vi công cộng trên một website, hãy xem xét thêm nó vào Wikipedia:Hình không sử dụng trong bài viết hoặc Wikipedia:Các tài nguyên hình ảnh phạm vi công cộng.

Wikipedia không phải là blog, web cá nhân, mạng xã hội hoặc nơi để tưởng niệm

Wikipedia không phải là mạng xã hội giống như MySpace hay Facebook. Bạn không được lưu trữ website, blog, hay wiki của chính bạn tại Wikipedia. Các trang tại Wikipedia không phải là:

  1. Trang web cá nhân. Mỗi thành viên Wikipedia đều có trang thành viên của riêng mình, nhưng chúng chỉ được dùng để giới thiệu các thông tin phù hợp với hoạt động trên bách khoa toàn thư. Nếu bạn đang muốn tạo một trang web hay một blog cá nhân hoặc để đăng sơ yếu lý lịch của bạn, xin hãy sử dụng một trong rất nhiều nhà cung cấp miễn phí có sẵn trên Internet. Trọng tâm của trang thành viên không phảimạng xã hội, mà là để cung cấp một nền tảng cho sự cộng tác hiệu quả giữa các thành viên với nhau. Tuy nhiên, các trang mang tính hài hước có nhắc đến Wikipedia xét về mặt nào đó vẫn có thể được tạo ra trong không gian tên tương ứng.
  2. Khu vực lưu trữ tập tin. Xin chỉ tải những tập tin nào được (hoặc sẽ được) sử dụng trong các bài viết bách khoa hoặc các trang dự án; bất cứ thứ gì khác cũng sẽ bị xóa. Nếu bạn có thêm nhiều hình phù hợp, hãy nghĩ đến việc tải chúng lên Wikimedia Commons, từ đó các Wikipedia có thể liên kết đến một cách tự nhiên.
  3. Dịch vụ tìm bạn đời. Wikipedia không phải là nơi thích hợp để theo đuổi các mối quan hệ hoặc mồi chài tình dục. Những trang thành viên đề cập quá đáng đến thiên hướng tình dục sẽ không được chấp nhận. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể có thêm những người bạn mới trong quá trình tìm tòi phát triển một bách khoa toàn thư.
  4. Nơi tưởng niệm. Wikipedia không phải là nơi để tưởng nhớ đến những người bạn, thân quyến, đồng nghiệp,... đã khuất. Chủ đề của bài viết bách khoa phải thỏa mãn các yêu cầu độ nổi bật của Wikipedia. Chú ý rằng quy định này không áp dụng bên ngoài không gian bài viết chính. Tuy việc sử dụng trang thành viên để làm nơi tưởng niệm nói chung là không chấp nhận, vẫn có những ngoại lệ hiếm hoi cho những không gian thành viên của những thành viên Wikipedia có uy tín đã qua đời. Ở mức tối thiểu, người đó phải là một người đóng góp thường xuyên, và có hơn một thành viên Wikipedia có uy tín sử dụng trang của thành viên đã mất (hoặc một trang con thích hợp nào đó) để chia buồn, và sau khi có sự xác nhận rằng họ đã mất.

Wikipedia không phải là một mớ bừa bãi các thông tin

Wikipedia không phải là danh mục tất cả mọi thứ từng có trên đời này[3]. Những bài viết Wikipedia không phải là:

  1. Danh sách hay một nhà kho gồm các chủ đề rời rạc ví dụ đơn cử như các câu trích dẫn, cách ngôn, hoặc con người (có thực hoặc giả tưởng). Nếu bạn muốn đưa vào danh sách câu chú thích, hãy đưa vào dự án liên quan Wikiquote. Dĩ nhiên, không có gì là sai với các danh sách nếu các mục trong danh sách là nổi tiếng bởi vì chúng có liên hệ chặt chẽ hoặc đóng góp quan trọng vào danh sách chủ đề (ví dụ, Danh sách kẻ thù của Nixon). Wikipedia cũng các bảng tham khảo và thông tin ở dạng bảng để dễ tra cứu. Trộn một nhóm các bài viết nhỏ dựa trên một chủ đề chính tất nhiên là được phép.
  2. Danh sách phả hệ. Những bài viết tiểu sử chỉ nên dành cho những người nổi tiếng, có thành tựu, hoặc có khi khét tiếng. Một trong những thước đo cho việc này là người đó có được là chủ đề chính trong một số nguồn bên ngoài (có hoặc không có trên mạng) hay không. Những người kém tiếng hơn có thể sẽ được đề cập trong các bài viết khác.
  3. Trang trắng hoặc vàng. Thông tin liên lạc như số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử không thuộc phạm trù bách khoa.
  4. Danh bạ, nơi trao đổi công việc. Ví dụ, một bài viết về đài phát thanh không nên liệt kê các sự kiện sắp diễn ra, các chương trình đang phát, lịch phát sóng, v.v. Hơn nữa, các trang thảo luận đi kèm với bài dùng để thảo luận về bài viết, chứ không phải để trao đổi về việc vận hành công việc kinh doanh của chủ đề.
  5. Danh mục bán hàng, do đó không cần phải đưa vào giá cả sản phẩm trong bài viết trừ khi chúng có thể được chú thích nguồn có những lý do chính đáng cần phải đề cập. Các lý do chính đáng ví dụ như giá bán đặc biệt của một món hàng sưu tập quý hiếm, giá bán trong phần nói về cuộc chiến về giá, và khi nói về các cuộc suy thoái kinh tế trước đây. Ngược lại, giá cả ngoài chợ được xem là thông tin lặt vặt có thể khác nhau nhiều ở các nơi và qua thời gian. Do đó, những bài viết nói về sản phẩm hiện đang bán không nên đưa vào giá cả. Ngoài ra, Wikipedia không phải là sách chỉ dẫn giá cả dùng để so sánh giá của các mặt hàng cạnh tranh, hay giá cả của một sản phẩm nào đó tại các quốc gia hoặc lãnh thổ khác nhau.
  6. Phân loại mơ hồ không bách khoa, như "Những người thuộc nhóm sắc tộc/văn hóa/tôn giáo X được tổ chức Y mướn" hoặc "Các nhà hàng chuyên món X tại thành phố Y". Các kiểu bài viết phân loại mơ hồ như vậy không được xem là đủ để tạo ra bài viết, trừ khi sự liên giao của các thể loại đó về khía cạnh nào đó là một hiện tượng văn hóa đặc biệt.
  7. Trình bày tất cả các chi tiết có thể. Bài viết ở Wikipedia là một sự tóm tắt các kiến thức đã được chấp nhận liên quan đến chủ đề[4].
  8. Mô tả chỉ tóm tắt về các tác phẩm. Wikipedia miêu tả các tác phẩm sáng tạo (bao gồm, ví dụ, các tác phẩm nghệ thuật hoặc tiểu thuyết, trò chơi điện tử, phim tài liệu, sách hoặc bài nghiên cứu và văn bản tôn giáo) theo cách thức bách khoa, thảo luận về sự phát triển, thiết kế, tiếp nhận, ý nghĩa và ảnh hưởng của các tác phẩm trong và ngoài theo những cách tóm tắt ngắn gọn về các tác phẩm đó.
  9. Cơ sở dữ liệu lời bài hát. Một bài viết về bài hát phải cung cấp thông tin về quyền tác giả, ngày xuất bản, tác động xã hội, v.v. Các trích dẫn của một bài hát nên được giữ ở độ dài hợp lý so với phần còn lại của bài viết, và được sử dụng để tạo điều kiện thảo luận hoặc để minh họa cho văn phong; toàn văn có thể được đăng trên Wikisource và được liên kết đến từ bài viết. Phần lớn lời bài hát được xuất bản sau năm 1924 được bảo vệ bản quyền; bất kỳ trích dẫn nào trong số đó phải được giữ ở mức tối thiểu và được sử dụng để bình luận trực tiếp hoặc để minh họa một số khía cạnh của văn phong. Không bao giờ liên kết đến lời bài hát có bản quyền trừ khi trang web liên kết đến rõ ràng có quyền phân phối tác phẩm.
  10. Liệt kê quá nhiều số liệu thống kê không giải thích được. Thống kê quá nhiều ngữ cảnh hoặc giải thích quá mức có thể làm giảm khả năng đọc và có thể gây nhầm lẫn; theo đó, số liệu thống kê nên được đặt trong các bảng để tăng cường khả năng đọc và các bài viết có số liệu thống kê nên bao gồm văn bản giải thích cung cấp ngữ cảnh. Trường hợp số liệu thống kê quá dài để cản trở khả năng đọc của bài viết, số liệu thống kê có thể được tách thành một bài viết riêng biệt và tóm tắt trong bài viết chính.
  11. Nhật trình cập nhật phần mềm đầy đủ. Sử dụng các nguồn đáng tin cậy của bên thứ ba (không phải tự xuất bản hoặc chính thức) trong các bài viết liên quan đến nhật trình cập nhật phần mềm.

Wikipedia không phải là cẩm nang, sách hướng dẫn, sách giáo khoa, hay tạp chí khoa học

Wikipedia là một tài liệu tham khảo mang tính bách khoa, không phải là một cẩm nang hướng dẫn sử dụng, sách hướng dẫn du lịch, hoặc sách giáo khoa. Những bài viết của Wikipedia không nên có nội dung trông giống như:

  1. Cẩm nang hướng dẫn sử dụng. Tuy Wikipedia có những bài mô tả con người, nơi chốn và nhiều thứ khác, một bài viết Wikipedia không nên có nội dung mà người khác đọc vào tưởng như đang đọc một cuốn cẩm nang hướng dẫn từng bước, những lời khuyên (pháp lý, y tế hay những thứ khác) hoặc những đề nghị, hoặc cách sử dụng. Những thứ này bao gồm sách hướng dẫn chi tiết, cách chơi ở từng màn game, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn chơi game, và công thức nấu ăn[5] Nếu bạn quan tâm đến việc viết hướng dẫn dạng cầm tay chỉ việc, bạn có thể sẽ muốn xem wikiHow hoặc dự án lân cận Wikibooks của chúng tôi.
  2. Hướng dẫn du lịch. Một bài viết về Paris cần đề cập đến những thắng cảnh như Tháp EiffelLouvre, nhưng không phải là số điện thoại hoặc địa chỉ của khách sạn mà bạn ưa thích hoặc giá cả của một quán cà phê ven đường tại Champs-Élysées. Wikipedia không phải là nơi để đăng những nội dung mà có lẽ chúng nên nằm trong hướng dẫn khách sạn, hướng dẫn nấu nướng, ca-ta-lô du lịch,... mới đúng. Các địa điểm nổi bật có thể phù hợp với tiêu chí đưa vào, nhưng Wikipedia không liệt tất cả các điểm thu hút khách du lịch, nhà hàng, khách sạn, thắng cảnh, v.v. Những chi tiết như vậy có thể sẽ được hoan nghênh tại Wikivoyage.
  3. Hướng dẫn sử dụng Internet. Những bài viết Wikipedia không nên chỉ có mặt với mục đích duy nhất là mô tả bản chất, hình dạng hoặc các dịch vụ mà một website cung cấp, mà cần phải mô tả website đó theo một phong cách bách khoa, đưa ra chi tiết về những điều mà website đã đạt được, ảnh hưởng hoặc sự quan trọng mang tính lịch sử, những điều sẽ mới mẻ và nhanh nhạy hơn đa số các nguồn tham khảo khác vì chúng ta có thể đưa vào ngay sự phát triển và sự kiện liên quan đến chúng ngay khi được biết đến.
  4. Sách giáo khoa và nội dung giảng giải. Wikipedia là một bách khoa toàn thư, không phải là sách giáo khoa. Mục đích của Wikipedia là để mô tả sự vật, chứ không phải dạy về sự vật đó. Việc tạo hoặc sửa đổi bài viết để đọc giống như một sách giáo khoa, có câu hỏi vào đề và một hệ thống bài toán đáp số để làm ví dụ là không thích hợp. Những thứ này thuộc về dự án lân cận của chúng tôi là WikibooksWikisource.
  5. Tạp chí khoa học hoặc bài báo nghiên cứu. Một bài viết Wikipedia không nên được trình bày theo kiểu giả thiết rằng người đọc đã quen thuộc với lĩnh vực của chủ đề. Ngôn ngữ giới thiệu trong đoạn mở đầu và các đề mục phía trên của bài viết cần được viết bằng những từ ngữ và khái niệm đơn giản, dễ hiểu đối với một người đọc Wikipedia nào không có kiến thức về lĩnh vực đó trước khi đề cập sâu hơn về chủ đề. Dù ta nên đặt liên kết wiki cho những thuật ngữ và khái niệm nâng cao trong lĩnh vực đó, những bài viết nên được viết với giả thiết rằng người đọc sẽ không xem liên kết đó, thay vì xem như người ta đã hiểu rồi.
  6. Xé nhỏ từng trường hợp. Nhiều chủ đề dựa trên mối quan hệ giữa yếu tố X với yếu tố Y, có thể tạo ra một hoặc nhiều bài viết hoàn chỉnh. Ví dụ như, việc đề cập tình huống X tại địa điểm Y, hoặc phiên bản X của đồ vật Y. Sẽ hoàn toàn chấp nhận được nếu hai yếu tố này khi đi chung với nhau sẽ tạo thành một hiện tượng văn hóa đặc biệt nào đó hoặc nếu không thì cũng được nhiều người quan tâm. Thường thì sẽ cần nhiều bài viết riêng rẽ về một chủ đề cho các quốc gia khác nhau do sự khác biệt đáng kể giữa các nước. Những bài viết dạng Công nghiệp hóa dầu ở Wales hay Chó Phú Quốc là những ví dụ đúng đắn. Còn viết về dạng Cây tre ở miền Bắc Việt Nam một chiếc xe tải xanh sẽ rất dễ trở thành hoặc là thiếu trung lập, nghiên cứu chưa công bố hoặc sẽ rất ngớ ngẩn.

Wikipedia không phải là nơi phỏng đoán về những chuyện chưa xảy ra

Trừ một vài trường hợp hãn hữu, các sự kiện trong tương lai không mang tính chất bách khoa, vì chúng không thể kiểm chứng được cho đến khi chúng thực sự xảy ra. Đặc biệt:

  1. Các sự kiện được đặt lịch hay mong chờ, như Thế vận hội Mùa hè 2128, không phải là chủ đề thích hợp cho bách khoa toàn thư, trừ khi nó có thể được dự báo với độ chính xác cao như một hiện tượng tuân thủ quy luật chặt chẽ trong thiên văn học, hay việc lập kế hoạchcông việc chuẩn bị cho sự kiện đã được khởi động và bản thân việc chuẩn bị xứng đáng là nội dung bách khoa. Hay như khi sự kiện được đăng tải rộng rãi trong các tư liệu có uy tín như Bầu cử Quốc hội Việt Nam, 2008. Toàn bộ việc lập kế hoạch có thể được trình bày dạng bảng trong bài viết.
  2. Tương tự, các thành phần của một danh sách dự báo hay một chuỗi tên có hệ thống dành cho các sự kiện tương lai hoặc các phát kiến trong tương lai, không phải là chủ đề phù hợp, nếu chỉ có thông tin đại khái về chúng. Danh sách tên bão nhiệt đới là chủ đề bách khoa; "Cơn bão Alex, 2090" thì không, dù cho rất có thể cơn bão với cái tên này sẽ xuất hiện ở Bắc Đại Tây Dương và xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Cũng vậy, bài viết về từ dành cho một hệ thống số có quy luật (như "thất thập tỷ giác") không phải là nội dung bách khoa trừ phi nó được cơ quan có thẩm quyền định nghĩa, hay được dùng trong tài liệu uy tín.
  3. Bài viết về ngoại suy, dự báo, và "lịch sử của tương lai" đều là các nghiên cứu sơ khai không thể kiểm chứng và không thể đưa vào. Dĩ nhiên, chúng ta nên có các bài về các công trình nghệ thuật, văn bản, hay nghiên cứu nổi tiếng có chứa các dự báo. Bài viết về bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao là xứng đáng; nhưng bài về "Vũ khí dùng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 5" thì không,

Wikipedia không phải là một tờ báo

Wikipedia khuyến khích các biên tập viên cập nhật các thông tin hiện thời trong phạm vi của nó và phát triển các bài báo độc lập về các sự kiện quan trọng hiện tại. Tuy nhiên, không phải tất cả các sự kiện có thể kiểm chứng đều phù hợp để đưa vào Wikipedia. Đảm bảo rằng các bài viết trên Wikipedia không:

  1. Báo cáo gốc. Wikipedia không nên cung cấp các báo cáo tin tức trực tiếp về những câu chuyện xảy ra. Wikipedia không phải là một nguồn được ưu tiên. Tuy nhiên, các dự án khác của chúng ta như WikisourceWikinews thì thực hiện đúng những điều này, và dự định là các nguồn chính thức. Wikipedia không có nhiều bài bách khoa về các chủ đề có ý nghĩa lịch sử hiện đang là tin tức, và có thể được cập nhật thông tin kiểm chứng được gần đây.
  2. Báo cáo tin tức. Wikipedia cân nhắc sự độ nổi bật lâu dài của các cá nhân hay sự kiện. Trong khi tin tức có thể trở nguồn hữu ích cho các chủ đề bách khoa, đa số sự kiện có tính chất tin tức không đủ điều kiện để đưa vào và Wikipedia không được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí. Ví dụ, các báo cáo tin tức thông thường về các thông báo, thể thao hoặc người nổi tiếng không phải là cơ sở đủ để đưa vào bách khoa toàn thư. Trong khi việc thêm vào các thông tin về những phát triển gần đây đôi khi là thích hợp, tin nóng không nên được nhấn mạnh hoặc xử lý khác với thông tin khác. Các chủ đề tin tức tức thì không phù hợp với Wikipedia có thể phù hợp với dự án khác như wikinews, mặc dù đó không phải là một dự án đang hoạt động đặc biệt tích cực.
  3. Ai là ai. Ngay cả khi một sự kiện nổi bật, các cá nhân tham gia vào nó có thể không nổi bật. Trừ khi việc đưa tin về một cá nhân vượt ra ngoài bối cảnh của một sự kiện đơn lẻ, phạm vi đưa tin của chúng ta về cá nhân đó chỉ nên giới hạn trong bài báo về sự kiện đó, do tầm quan trọng của chúng đối với chủ đề tổng thể. (Xem Wikipedia:Tiểu sử người đang sống để biết thêm chi tiết.)
  4. Nhật ký. Ngay cả khi một cá nhân nổi bật, không phải tất cả các sự kiện mà họ tham gia đều như vậy. Ví dụ, việc đưa tin tức về những người nổi tiếng và nhân vật thể thao có thể rất thường xuyên và bao gồm rất nhiều tin tầm thường, nhưng việc sử dụng tất cả các nguồn này sẽ dẫn đến các bài viết quá chi tiết trông giống như một cuốn nhật ký. Không phải mọi trận đấu đã diễn ra hoặc bàn thắng được ghi đều đủ quan trọng để được đưa vào tiểu sử của một người.

Wikipedia không bị kiểm duyệt

Wikipedia có thể có những nội dung gây khó chịu. Bất kỳ ai đọc Wikipedia cũng có thể chỉnh sửa nội dung một bài nào đó và những thay đổi hiện ra ngay lập tức mà không được kiểm tra để bảo đảm tính hợp lý, vì thế Wikipedia không thể bảo đảm rằng nội dung các bài hay hình ảnh phù hợp với trẻ em hoặc tuân theo những quy tắc xã hội nhất định. Mặc dù những nội dung không phù hợp (như các liên kết đến trang web xấu) thường được xóa bỏ lập tức, ngoại trừ trong những bài đề cập trực tiếp đến những chủ đề như khiêu dâm, như vậy một số bài có thể chứa những đoạn văn, hình ảnh, hay liên kết gây khó chịu, với điều kiện chúng không vi phạm những quy định của Wikipedia (đặc biệt là thái độ trung lập) hay luật pháp của tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, nơi hiện đặt máy chủ của Wikipedia.

Những gì không phải là một cộng đồng Wikipedia

Wikipedia không phải là một trận chiến

Trong cộng đồng Wikipedia, mọi người đối xử với nhau một cách hòa nhã với thái độ hợp tác. Không lăng mạ, bôi nhọ hoặc dùng các lời lẽ thiếu văn hóa đối với những người không có cùng quan điểm với mình. Hơn thế nữa, các thành viên được khuyến khích giải quyết các vấn đề bằng các biện pháp có học, với những lời thảo luận nhã nhặn. Xin đừng mở mới hoặc sửa đổi một mục từ chỉ vì để chứng minh các luận điểm của mình. Cũng không được có những hành vi đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào đối với bất kỳ thành viên nào của Wikipedia hay Wikimedia Foundation 3. Bất cứ lời đe doạ nào cũng sẽ bị xóa bỏ và thành viên đó có thể bị treo quyền sử dụng. Xem thêm: Wikipedia:Các giải quyết tranh cãi.

Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về tình trạng vô chính phủ hay diễn đàn tự do ngôn luận

Wikipedia được biết đến bởi yếu tố mởtự do, tuy nhiên sự tự do và tính mở này giới hạn trong mục đích xây dựng một bộ từ điển bách khoa. Do vậy, Wikipedia không phải là một diễn đàn dành cho các bài diễn văn về tự do ngoài luật định. Thực tế, Wikipedia là một dự án mở và tự quản lý, điều này không có nghĩa dùng để phát triển các cộng đồng vô chính phủ. Mục đích của chúng ta là xây dựng từ điển bách khoa, không phải để thử nghiệm các giới hạn của thuyết vô chính phủ. Xem thêm m:Power structure.

Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ

Wikipedia cũng không phải là nơi thử nghiệm mô hình dân chủ. Phương thức chủ yếu và được khuyến khích là tìm kiếm sự đồng thuận thông qua thảo luậngiải quyết những mâu thuẫn, chứ không phải là biểu quyết. Do vậy, việc lấy các ý kiến của đa số không thể coi là nguyên tắc hoạt động của Wikipedia. Tuy nhiên, các biểu quyết theo mô hình dân chủ trực tiếp (với đa số phiếu thắng thiểu số) trong Wikipedia vẫn thường xuyên được sử dụng, kết quả của những biểu quyết này thường chỉ là một trong những giải pháp để đưa ra quyết định cuối cùng. Những thảo luận bên trong từng biểu quyết là cực kỳ quan trọng để thu nhận được sự đồng thuận. Ví dụ, một hoạt động rất quan trọng trong Wikipedia là đánh giá xem bài viết nào không thuộc Wikipedia thông qua mục Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Trang này cần phải được hiểu là những thảo luận xung quanh việc giữ hay xoá còn quan trọng hơn nhiều so với số phiếu cao nhất.

Wikipedia không quan liêu

Trong quá trình Wikipedia hoạt động, khá nhiều các nguyên tắc, quy định và bán quy định được cộng đồng người sử dụng Wikipedia xây dựng để định hướng chung, hạn chế các thảo luận không cần thiết. Tuy nhiên, các quy định đấy không phải là bất biến, chúng có thể được thảo luận và viết lại bất kỳ lúc nào. Trong quá trình thảo luận để giải quyết các bất đồng, việc dẫn chứng các nguyên tắc, quy định của Wikipedia chỉ là một trong nhiều cách lập luận, phân tích. Do đó, khi xây dựng những nguyên tắc và quy định cũng cần tránh hoặc giảm thiểu sự cứng nhắc.

Wikipedia không bắt buộc đóng góp

Wikipedia là một cộng đồng tự nguyện và không yêu cầu các Wikipedian (biên tập viên Wikipedia) dành nhiều thời gian và công sức hơn họ muốn. Tập trung vào việc phát triển bộ bách khoa toàn thư, thay vì đòi hỏi nhiều hơn từ các Wikipedian khác. Các biên tập viên có thể tự do nghỉ ngơi hoặc rời khỏi Wikipedia bất cứ lúc nào.

Wikipedia không phải là phòng thí nghiệm

Nghiên cứu về nội dung Wikipedia, các quá trình, và nhân tố con người liên quan[6] có thể cung cấp những hiểu biết và góc nhìn giá trị mang lại kiến thức cộng đồng, học bổng và cộng đồng Wikipedia, tuy nhiên Wikipedia không phải là một phòng thí nghiệm công cộng. Nghiên cứu phân tích các bài báo, trang thảo luận hoặc nội dung khác trên Wikipedia thường không gây tranh cãi, vì tất cả Wikipedia đều có tính chất mở và tự do sử dụng. Tuy nhiên, các dự án nghiên cứu gây khó chịu tới cộng đồng hoặc có ảnh hưởng tiêu cực đến các bài viết — thậm chí là tạm thời — đều không được phép và có thể dẫn đến kết quả là mất đặc quyền chỉnh sửa.

Trước khi bắt đầu một dự án gây tranh cãi,[7] các nhà nghiên cứu nên mở một thảo luận tại Wikipedia:Thảo luận để chắc chắn không can thiệp đến sứ mệnh của Wikipedia. Bất kể dạng dự án, các nhà nghiên cứu nên minh bạch nhất có thể trên các trang người dùng của mình, tiết lộ thông tin như việc kết nối các tổ chức và các ý định thực hiện.[8]

Một số biên tập viên có yêu cầu rõ ràng không muốn là đối tượng nghiên cứu và thí nghiệm. Xin tôn trọng mong muốn của các biên tập viên này và không chọn hoặc mời họ tham gia nghiên cứu.

Khi bạn tự hỏi phải làm gì

  • Khi bạn định viết một bài, nhưng chưa dám chắc, thử tự hỏi xem người đọc muốn gì về bài đó trong một từ điển bách khoa.
  • Khi bạn thấy một bài viết có vẻ không phải là bài bách khoa Wikipedia theo một trong các điều nêu trên:

Ghi chú

  1. ^ Ghi chú: Các trang Wikipedia không được dùng để biện hộ cho những thứ không liên quan đến Wikipedia, nhưng những trang trong không gian Wikipedia có thể ủng hộ cho một quan điểm nhất định liên quan đến sự phát triển hoặc tổ chức của chính Wikipedia. Do đó những bài luận, chủ đề, trang dự án, v.v. là một phần của những gì là Wikipedia.
  2. ^ Chú ý rằng Wikipedia tiếng Việt có chứa nhiều hình ảnh và một vài đoạn văn bản được xem là "sử dụng hợp lý" trong những bài viết được cấp phép CC-BY-SA của nó. (Các Wikipedia ngôn ngữ thường không cho phép điều này). Xem thêm Wikipedia:Quyền tác giả.
  3. ^ Điều khoản này không nhằm chỉ danh sách các liên kết đến bài viết bên trong Wikipedia được dùng để tổ chức sắp xếp hoặc để mô tả một chủ đề nổi bật.
  4. ^ Xem en:Wikipedia:Requests_for_arbitration/Rex071404
  5. ^ Hạn chế làm thế nào không áp dụng cho không gian tên Wikipedia:, tại đó "làm thế nào" sửa đổi Wikipedia là phù hợp, như Wikipedia:Làm cách nào vẽ biểu đồ với Dia. Ngoài ra, trong không gian bài viết, mô tả cho người đọc về cách người khác hoặc thứ nào khác sử dụng cái đó như thế nào là bách khoa; hướng dẫn người đọc ở dạng khuyên bảo lại là không phải.
  6. ^ See list of academic studies of Wikipedia, Research resources at Wikimedia Meta, the Meta research newsletter, and the Wikimedia Foundation research blog.
  7. ^ "Các dự án có "tiềm năng gây tranh cãi" bao gồm, nhưng không giới hạn, bất kỳ dự án liên quan đến thay đổi nội dung bài viết (các cộng tác viên cần có động cơ là cải tiến bộ bách khoa toàn thư, chứ không phải là động cơ mang tính cạnh tranh như mục tiêu nghiên cứu), bất cứ dự án liên quan đến việc liên lạc với nhiều biên tập viên, và bất cứ dự án liên quan đến việc hỏi các câu hỏi nhạy cảm về danh tính đời thực của họ ngoài đời.
  8. ^ Xem thêm Nghiên cứu Wikipedia, Đạo đức nghiên cứu Wikipedia, cũng như nguyên tắc xung đột lợi íchchính sách công khai khoản đóng góp đã trả (nếu các nhà nghiên cứu được trả tiền theo trợ cấp để chỉnh sửa Wikipedia thì cần phải được tiết lộ cho cộng đồng biết).

Xem thêm